Những năm đầu đời là giai đoạn hết sức quan trọng của trẻ, giúp trẻ hình thành nên những tính cách, lối sống sau này. Nhất là giai đoạn từ 0-6 tuổi, trẻ chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường, lúc này các con như những cây non, bố mẹ sẽ dễ dàng uốn nắn con vào khuôn khổ. Vì vậy, những năm đầu đời của trẻ, bố mẹ hãy ở bên cạnh con nhiều hơn nhé.
1. Xác định rõ định hướng giáo dục
Giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ thường trong khoảng 6 năm đầu đời. Lúc này, cha mẹ cần xác định rõ ràng mục tiêu giáo dục là tu dưỡng khát khao học hỏi và để trẻ tiếp thu tự nhiên các kỹ năng, kiến thức cần thiết. Theo một số chuyên gia giáo dục người Ý cho rằng, kinh nghiệm dạy con trong thời kỳ này là cha mẹ có thể dạy con cách cư xử, ngôn ngữ, khám phá thiên nhiên, kỹ năng sống, các kiến thức cơ bản nhất về xã hội…một cách tự nhiên qua tiếp cận các mỗi quan hệ của các thành viên trong gia đình, bạn bè hay các hoạt động vui chơi ngoài trời.
2. Kiên nhẫn hơn khi uốn nắn trẻ
Cách giáo dục sai lệch thường thấy thời ông bà ta chính là việc dùng roi vọt hay quát nạt để uốn nắn và bắt trẻ phải làm theo suy nghĩ của mình. Ví dụ như hành vi đòi bằng được một quả bóng của trẻ khác đang chơi. Với tình huống này, cha mẹ cần kiên quyết không đáp ứng theo điều của trẻ muốn qua việc giảng giải để trẻ hiểu thứ tự trò chơi và kiên trì với hành động đó. Tuyệt đối không được thỏa hiệp bằng cách dỗ trẻ mà thay vào đó là khích lệ khi trẻ nghe lời và đợi đến lượt chơi của mình.
Cha mẹ là người thầy đầu tiên có ảnh hưởng lớn nhất tới sự hình thành tính cách và suy nghĩ của trẻ. Trẻ có thể học được cả những mặt tốt và chưa tốt của bố mẹ. Vì vậy, theo kinh nghiệm dạy con, trước mỗi hành vi không đúng của trẻ, cha mẹ cũng cần kiểm tra lại hành vi của bản thân thay vì ngay lúc đó trách mắng trẻ.
3. Dạy trẻ yêu thích ngôn ngữ
Thực ra dạy trẻ học tiếng Anh không quá khó nếu chúng ta bắt đầu từ khi trẻ ở trong bụng mẹ và kiên trì tiếp vào những năm tháng đầu đời. Mẹ có thể đọc truyện và thủ thỉ với con những câu đơn giản để trẻ nghe hàng ngày, giúp bé cảm nhận sự quan tâm cũng như quen dần với ngữ điệu tiếng Anh khi ra đời.
Kinh nghiệm dạy con ngoại ngữ trong những năm tháng đầu, mẹ nên tập nói chuyện với bé thật nhiều. Để tạo thói quen ham học từ mới, cha mẹ cũng nên lựa chọn những mẩu chuyện ngắn với những từ ngữ thông dụng, dễ hiểu và đơn giản để đọc cho con nghe từ bé. Trong mỗi câu chuyên, với những từ khó mà chưa từng sử dụng với bé, cha mẹ nên dừng lại, giải thích nghĩa và có thể thêm hành động, sau đấy mới tiếp tục câu chuyện. Nhờ vậy mà khi trẻ càng lớn, tính ham học hỏi và yêu thích khám phá sẽ càng trở nên rõ rệt, điều này rất có lợi cho trẻ sau này.
Lớn hơn một chút, cha mẹ nên cùng con xem các DVD học tiếng Anh. Quá trình học từ vựng và học hát kết hợp chung sẽ mang lại hiệu quả nhằm kích thích trí não và khả năng ngôn ngữ của bé.
4. Kiên trì dạy con
Qua kinh nghiệm dạy con được đúc kết cho thấy, điều quan trọng không phải là cha mẹ áp dụng phương pháp giáo dục nào là tốt nhất mà nó còn phục thuộc và đức tính kiên trì. Dù dạy bé kỹ năng hay ngôn ngữ, bé sẽ không thể thực hiện được trong thời gian ngắn ngay được mà cần cha mẹ nhắc lại mỗi ngày và mất thời gian dài trẻ mới tự nhớ được. Nếu cha mẹ thiếu kiên nhẫn rất dễ bỏ cuộc trong quá trình dạy con.
Qua kinh nghiệm dạy con tốt thông minh trong bài viết chia sẻ hy vọng phần nào truyền cảm hứng đến các bậc cha mẹ về cách nuôi dạy con cái mình đi đúng hướng, hướng dẫn, khuyến khích và trở thành những người bạn đồng hành thân thiết với con luôn là cách ưu tiên để xây dựng nền tảng vững chắc trước khi con gia nhập vào dòng chảy xã hội.