Trò chơi hóa (gamification) trong giáo dục và rèn luyện những thói quen tốt cho con

Hãy cùng OTS xem những lợi ích và cách áp dụng trò chơi hoá trong phương pháp giáo dục nhé.
Lợi ích
>>Nó làm tăng sự thích thú
Dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát phần não chịu trách nhiệm cho niềm vui, được giải phóng khi chúng ta chơi game.
Điều này không chỉ kích thích sự thích thú khi giải quyết vấn đề mà còn giúp xây dựng thái độ tích cực đối với chủ đề đã được ứng dụng.
>>Nó quen thuộc
Trẻ em trong độ tuổi đến trường năm, ngay cả những trẻ sắp hoàn thành Lớp 12, đã lớn lên trong kỷ nguyên của các máy chơi game thế hệ tiếp theo và trên những chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng. Việc chơi các loại trò chơi này là yếu tộ tự nhiên thứ hai đối với rất nhiều học sinh, điều đó có nghĩa là quá trình chuyển đổi sang giáo dục theo hướng trò chơi hoá (gamification) là tương đối suôn sẻ.
>>Nó cung cấp thông tin phản hồi ngay lập tức
Trò chơi hoá (Gamification) là một kỹ thuật giảng dạy độc đáo bởi vì nó có thể cung cấp phản hồi ngay lập tức cho học sinh. Điều này đặc biệt hữu ích vì nó cho phép xác định điểm yếu, từ đó cho phép giáo viên điều chỉnh theo nhu cầu cá nhân của các học sinh khác nhau.
>>Nó có thể được áp dụng bên ngoài lớp học
Việc chơi game không bị giới hạn trong các giờ học chính khoá của học sinh. Phụ huynh có thể áp dụng cách tiếp cận để cho con em mình “chơi” bài tập về nhà và học tập, điều này không chỉ dẫn đến tăng cường sự tham gia của học sinh mà còn cho phép bạn tham gia nhiều hơn vào việc học của con mình. Qua đó, việc học đến một cách tự nhiên cũng như có thể làm bền chặt hơn nữa mối quan hệ của các thành viên trong gia đình.
Thực hiện:
Sử dụng bảng đính kèm dưới đây như một gợi ý
-
Tính điểm của con và cả bố mẹ, thông qua đó con được quyền bình đẳng trong giám sát và chấm điểm, cả gia đình cùng thực hiện những thói quen tốt. Trẻ sẽ hứng thú khi mình được đưa ra luật chơi
-
Quy ước về điểm thay đổi theo tuần: Những việc nên làm (+) và không nên làm (-) sẽ có những trọng số khác nhau, tùy theo kỹ năng/thói quen đó chúng ta mong muốn rèn/sửa như thế nào. Nếu rất cần làm ngay thì cho điểm cao, nếu đã gần đạt yêu cầu thì cho điểm thấp xuống
-
Trẻ được đổi điểm lấy những thứ trẻ thích, học được thói quen đặt mục tiêu, tiêu dùng điểm và tính toán, tiết kiệm như người lớn. Đây cũng là phần thưởng cho những cố gắng trong tuần của trẻ

Hãy cùng thực hiện và chụp lại cho OTS bảng theo dõi của nhà bạn nhé https://www.facebook.com/groups/1061319683881025/permalink/3370090679670569/
DOWNLOAD bảng dạng excel để tùy chỉnh nhé cách giúp con thực hiện và theo dõi thói quen
P/S: phương pháp này rất phù hợp với những bạn có cá tính manh. Tính hiếu thắng của chủng vân tay Wt,Ws,We,Wp nhé
OTS Việt Nam